Có được bố trí công việc mới sau khi bị bệnh nghề nghiệp không?

Tôi làm kỹ thuật viên xét nghiệm tại khoa Cận Lâm Sàng ở Bệnh viện lao và bệnh phổi từ tháng 10 năm 2006 (tôi phải làm đờm và nuôi cấy tìm vi khuẩn lao) đến tháng 7 năm 2010 tôi bị lao phổi, đã phải điều trị 2 năm liên tục (vì tôi bị nhiễm lao kháng thuốc) đến tháng 8 năm 2012 tôi mới khỏi và lại tiếp tục đi làm. Tôi vẫn làm ở khoa Cận lâm sàng Bệnh viện lao và phổi, nhưng mọi người tạo trong khoa tạo điều kiện cho tôi làm máu và nước tiểu chứ không phải làm đờm và nuôi cấy. Bây giờ phía bệnh viện bắt tôi phải tham gia làm đờm và nuôi cấy tìm vi khuẩn lao nếu tôi không làm phía Giám đốc yêu cầu tôi tự viết đơn xin thôi việc nhưng sức khỏe hiện tại của tôi không thể làm được 2 mảng này. Tôi xin hỏi đối với trường hợp như của tôi phải làm như thế nào để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp và tôi có được sắp xếp làm công việc phù hợp với sức khỏe hiện tại không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định của Điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy khi muốn hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì người lao động phải đáp ứng hai điều kiện sau: mắc một trong các bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Theo phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT–BYT ban hành về hướng dẫn chuẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh lao nghề nghiệp thì bệnh lao nghề nghiệp được xem xét là bệnh nghề nghiệp, truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra trong quá trình lao động. Và cụ thể trường hợp của bạn là kỹ thuật viên xét nghiệm tại khoa cận lâm sàng, thực hiện công việc là làm đờm và nuôi cấy vi khuẩn lao, tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên bị mắc bệnh lao do quá trình lao động và theo bạn trình bày bạn đã thực hiện đi giám định mức suy giảm khả năng lao động và tỉ lệ suy giảm được xác định là 40%.Nên hiện nay bạn hoàn toàn đủ điều kiện để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Về thủ tục để đượng hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bạn có thể tham khảo thông qua bài viết sau: Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Về việc bố trí, sắp xếp công việc mới cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

Theo đó, đơn vị có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của bạn theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Việc đơn vị tiếp tục yêu cầu bạn thực hiện công việc không tương thích với sức khỏe của bạn sau khi bị bệnh nghề nghiệp là không phù hợp với quy định của pháp luật. Do vậy, bạn có thể làm đơn khiếu nại trực tiếp về vấn đề này đến Giám đốc bệnh viện để được giải quyết triệt để. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc bố trí công việc mới sau khi bị bệnh nghề nghiệp. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03C-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05B-HSB văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viêm phế quản mạn tính có phải là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là gì? Một năm khám mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh nghề nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
288 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào