Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động được quy định như thế nào?

1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:

– Tước quyền sử dụng các loại giấy phép;

– Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

– Buộc bồi hoàn thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, kể cả những thiệt hại về máy, thiết bị và tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

– Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: lập quỹ dự phòng mất việc làm; thực hiện theo phương án sử dụng lao động; giao kết hợp đồng lao động; đăng ký thỏa ước lao động; các nguyên tắc về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; về nội quy lao động; về các chế độ đối với lao động đặc thù, về lao động là người nước ngoài, bảo đảm điều kiện hoạt động của công đoàn, những biện pháp về quản lý lao động; bảo đảm về an toàn lao động của công đoàn, những biện pháp về quản lý lao động; bảo đảm về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

– Trả lại số tiền đặt cọc và lãi suất tiết kiệm cho người lao động;

– Tổ chức đưa người lao động ở nước ngoài về nước;

– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội;

– Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền phong toả tài khoản, trích nộp bảo hiểm xã hội hoặc rút giấy phép hoạt động;

– Buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

– Buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương trong việc xử lý VPHC sẽ áp dụng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng nào sẽ bị kỷ luật giáng chức trong việc xử lý VPHC?
Hỏi đáp pháp luật
Vi phạm lĩnh vực chứng khoán, có hình thức xử phạt nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức xử phạt chính xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức xử phạt bổ sung xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán
Hỏi đáp pháp luật
Khai báo không đúng nguồn gốc xuất xứ hóa chất bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng gói hóa chất, chế phẩm không đúng xuất xứ đã đăng ký bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu khi sản xuất thực phẩm bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thu gom các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch bị phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
376 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào