Quyền và nghĩa vụ của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng
Quyền và nghĩa vụ của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Điều 27 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng được quy định như sau:
1. Yêu cầu người quản lý, người điều hành, nhân viên của đối tượng giám sát ngân hàng làm việc với Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho giám sát ngân hàng; xem xét, đánh giá các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp.
2. Xem xét, đánh giá các hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm cả hoạt động trong nước và ngoài nước, hoạt động của công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát ngân hàng ảnh hưởng đến đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Cảnh báo, khuyến nghị rủi ro, an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng.
4. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu và làm việc, trao đổi với đơn vị, cá nhân có liên quan của đối tượng giám sát ngân hàng.
5. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo, cung cấp định kỳ hoặc đột xuất các thông tin, tài liệu cho việc giám sát; yêu cầu công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát ngân hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung giám sát ngân hàng cung cấp các thông tin, tài liệu cho Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng để phục vụ cho hoạt động giám sát.
6. Khi cần thiết, yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng phải thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
7. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ những quy định trái pháp luật hoặc ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng.
8. Xử lý vi phạm hành chính đối tượng giám sát ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; buộc đối tượng giám sát ngân hàng chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghiệp vụ, giao dịch có nguy cơ gây mất an toàn hoặc tổn thất cho đối tượng giám sát ngân hàng.
9. Áp dụng các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng quy định tại Điều 25 Nghị định này.
10. Quản lý, sử dụng các thông tin, tài liệu phục vụ giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật và thỏa thuận với bên cung cấp.
11. Áp dụng biện pháp giám sát phù hợp với mức độ rủi ro, an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng.
12. Tiến hành thanh tra, kiểm tra đối tượng giám sát ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu rủi ro, không an toàn trong hoạt động.
13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện giám sát an toàn vĩ mô, hạn chế rủi ro hệ thống, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
14. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền và nghĩa vụ của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 26/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?