Làm thế nào để tiến hành sang tên đổi chủ khi chủ cũ của chiếc xe đã đi sang nước ngoài ?
Về việc xử phạt chủ phương tiện khi không đi xe “chính chủ”
Về quy định xử phạt hành chính hành vi không làm thủ tục chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: “Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô”.
Căn cứ Khoản 3 Điều 80 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: “Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017”. Do vậy, sau 01/01/2017, trường hợp chủ phương tiện khi chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe (trong trường hợp mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản) có thể sẽ bị xử phạt hành chính nếu việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định không làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định chỉ được thực hiệnthông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe (theo Khoản 9 Điều 76 nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Bởi thế, nếu chưa kịp làm thủ tục sang tên cho phương tiện của mình, kể từ ngày 01/01/2017, bạn có thể bị xử phạt hành chính nếu bị phát hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.
Về việc đăng ký sang tên xe trong trường hợp chủ xe cũ ở nước ngoài
Trong trường hợp người bán đã ra nước ngoài, nếu bạn muốn chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe thì hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trước hết, bạn có thể yêu cầu người bán xe cho bạn đến cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước đang đi du học làm Giấy ủy quyền về việc sang tên xe và gửi về Việt Nam cho bạn. Sau khi đã nhận được Giấy ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật, bạn có thể đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe.
Theo điểm a Khoản 1 Điều 24 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe đối với trường hợp đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh mà người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùngthì hồ sơ đăng ký xe gồm:
1. Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú;
2. Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định;
3. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng;
4. Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA).
Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và kèm theo giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư/ Thẻ căn cước), Giấy ủy quyền của chủ xe hiện đang ở nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền để sang tên xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?