Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nợ công được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nợ công được quy định tại Điều 10 Luật Quản lý nợ công 2009, cụ thể như sau:
1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
2. Chủ trì xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Nhiệm vụ quản lý, giám sát nợ chính quyền địa phương được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 79/2010/NĐ-CP ).
3. Tổ chức thực hiện hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh chính phủ.
4. Tổ chức đàm phán, ký kết thoả thuận vay nước ngoài theo phân công của Chính phủ.
5. Là đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ủy quyền đàm phán, ký kết; thực hiện các giao dịch về nợ của Chính phủ.
6. Tổ chức đàm phán, ký kết các thoả thuận bảo lãnh chính phủ; là đại diện chính thức cho người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ.
7. Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ trình Chính phủ phê duyệt.
8. Chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
9. Tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và trái phiếu quốc tế theo kế hoạch hoặc đề án đã được phê duyệt.
10. Thực hiện vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương từ các nguồn tài chính hợp pháp trong nước.
11. Quản lý các khoản vay của Chính phủ, bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành chế độ quản lý tài chính đối với các khoản vay;
b) Thực hiện cấp phát từ nguồn vốn vay của Chính phủ cho các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
12. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ, đề án phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thực hiện việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
13. Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ.
14. Quản lý danh mục nợ công, tổ chức việc phân tích nợ bền vững, quản lý rủi ro; đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ (Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị định 79/2010/NĐ-CP )
15. Quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ.
16. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về nợ công; tổng hợp, báo cáo và công bố thông tin về nợ công.
17. Chủ trì, phối hợp với cơ quan cho vay lại và cơ quan khác có liên quan xác định các điều kiện cho vay lại cụ thể đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật (Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 79/2010/NĐ-CP ).
18. Ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc cho vay lại hoặc ký kết thỏa thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại.
19. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; vay và trả nợ của chính quyền địa phương; quản lý, thu hồi vốn cho vay lại theo các quy định về ủy quyền cho vay lại, thoả thuận cho vay lại.
20. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc huy động vốn trong nước, bảo đảm điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ - tín dụng.
21. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi điều ước quốc tế khung về vay ODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết.
22. Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nợ công, được quy định tại Luật Quản lý nợ công 2009. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?