Thay đổi họ cho con ngoài giá thú theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch thì:
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
Như vậy, đối với trường hợp của cháu bạn, do cháu bạn được sinh ra khi bố mẹ cháu chưa đăng ký kết hôn (con ngoài giá thú), bố cháu cũng không thăm nom, hỏi han và công nhận cháu là con, vì vậy cháu được đăng ký khai sinh theo thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú và mang họ của người mẹ là đúng với quy định của pháp luật về hộ tịch.
Việc cháu mang họ của người mẹ sẽ không ảnh hưởng gì đến các quyền về trẻ em của cháu: quyền khám sức khỏe y tế, quyền đi học, tuy nhiên do cháu chưa được người cha công nhận là con và người mẹ chưa có yêu cầu xác định cha cho con tại cơ quan Tòa án có thẩm quyền nên cháu sẽ bị hạn chế một số quyền: quyền thừa kế từ người cha, quyền được người cha chăm nom, cấp dưỡng… Nhưng nếu người cha sau này có mong muốn nhận cha con với cháu thì dù cháu mang họ mẹ cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc nhận cha con này và kết hợp với thủ tục nhận cha con thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thay đổi họ cho cháu từ họ mẹ sang họ cha theo sự thỏa thuận của cha mẹ cháu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thay đổi họ cho con ngoài giá thú theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?