Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam
Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm:
a) Chi phí hoạt động mua bán nợ, tài sản
- Giá gốc mua nợ kết chuyển chi phí trong kỳ được quy định cụ thể như sau:
+ Trường hợp khoản nợ được thu hồi một lần hoặc bán:
(i) Trường hợp khoản nợ được bán hoặc thu hồi bằng tiền một lần, thực hiện kết chuyển toàn bộ giá gốc mua khoản nợ đó vào chi phí trong kỳ.
(ii) Trường hợp bán nợ doanh thu thu được từ việc bán nợ nhỏ hơn giá gốc mua nợ tương ứng, kết chuyển toàn bộ giá gốc mua nợ còn lại vào chi phí trong kỳ.
+ Trường hợp khoản nợ được thu hồi nhiều lần:
(i) Trường hợp doanh thu thu được từ việc xử lý nợ (thu nợ từ khách nợ; khai thác, bán tài sản đảm bảo của khoản nợ) lớn hơn giá gốc mua nợ tại thời điểm xử lý thu hồi: thực hiện kết chuyển toàn bộ giá gốc mua nợ vào chi phí trong kỳ.
(ii) Trường hợp doanh thu thu được từ việc xử lý nợ (thu nợ từ khách nợ; khai thác, bán tài sản đảm bảo của khoản nợ) nhỏ hơn giá gốc mua nợ tại thời điểm xử lý thu hồi: thực hiện kết chuyển một phần giá gốc mua nợ vào chi phí trong kỳ bằng số tiền thực tế thu được từ việc xử lý khoản nợ. Phần còn lại của giá gốc mua nợ được tiếp tục kết chuyển vào chi phí theo nguyên tắc nêu trên khi khoản nợ tiếp tục được xử lý thu hồi.
- Chi phí hoạt động mua, bán tài sản: bao gồm giá gốc mua tài sản và các chi phí khác có liên quan (chi phí vận chuyển tài sản, sửa chữa, nâng cấp tài sản, tiền thuê đất....) được hạch toán khi có phát sinh thu nhập từ việc xử lý tài sản như sau:
+ Trường hợp bán tài sản: thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí mua tài sản đó vào chi phí trong kỳ.
+ Trường hợp cho thuê tài sản: DATC thực hiện trích khấu hao tài sản và hạch toán các chi phí có liên quan vào chi phí trong kỳ phù hợp với quy định.
- Chi phí trực tiếp hoạt động xử lý nợ, tài sản, tái cơ cấu doanh nghiệp:
+ Chi trích lập, hoàn nhập (nếu có) các khoản dự phòng nợ, tài sản, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư theo quy định tại Quy chế này;
+ Chi phí thuê dịch vụ bên ngoài liên quan đến xử lý nợ, tài sản:
(i) Chi phí bảo vệ tài sản;
(ii) Chi phí thẩm định giá, chi phí tổ chức bán đấu giá khoản nợ, tài sản để bán, cho thuê, góp vốn, liên danh, liên kết, hợp tác kinh doanh bằng nợ, tài sản;
(iii) Chi phí thẩm định giá, chi phí tổ chức bán đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính;
(iv) Chi phí thuê kiểm toán độc lập;
(v) Chi phí đòi nợ thuê;
(vi) Phí thi hành án;
(vii) Phí tham gia tố tụng, hình sự (nếu có);
(viii) Chi phí dịch vụ quảng cáo, đăng báo;
(ix) Chi phí cho các dịch vụ khác liên quan đến xử lý nợ, tài sản.
+ Chi phí cho cán bộ DATC được cử biệt phái tại các doanh nghiệp có vốn góp của DATC hoặc các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tái cơ cấu (chi phí đi lại, chi phí thuê chỗ ở,...);
+ Chi phí khác liên quan đến hoạt động xử lý nợ, tài sản, tái cơ cấu doanh nghiệp.
+ Phí lưu ký; phí giao dịch khi thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.
b) Chi phí xử lý nợ và tài sản tiếp nhận:
- Chi phí chiết khấu cho khách nợ để thu hồi nợ nhanh;
- Chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có): Chi phí này được ghi nhận là khoản mục tài sản trên Bảng cân đối kế toán khi phát sinh và được kết chuyển vào chi phí trực tiếp xử lý nợ và tài sản tiếp nhận khi có phát sinh thu nhập từ tài sản được nâng cấp sửa chữa.
- Chi phí thuê dịch vụ bên ngoài liên quan đến xử lý nợ, tài sản, thoái vốn;
- Các chi phí khác có liên quan đến xử lý nợ và tài sản tiếp nhận.
c) Chi phí hoạt động thoái vốn đầu tư trong kỳ:
- Giá trị vốn góp được chuyển nhượng:
+ Trường hợp doanh thu thu được từ việc bán toàn bộ hoặc bán một phần khoản đầu tư lớn hơn giá trị khoản đầu tư tương ứng trên sổ sách thực hiện kết chuyển toàn bộ giá trị khoản đầu tư tài chính vào chi phí trong kỳ.
+ Trường hợp doanh thu thu được từ việc bán toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư tài chính nhỏ hơn giá trị khoản đầu tư tương ứng trên sổ sách, sau khi dùng nguồn dự phòng để bù đắp phần chênh lệch, DATC hạch toán giá trị còn lại theo sổ sách của khoản đầu tư vào chi phí trong kỳ.
d) Chi phí hoa hồng môi giới:
Công ty thực hiện chi hoa hồng môi giới trong việc thu hồi nợ, bán nợ, tài sản và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Việc chi hoa hồng môi giới của Công ty phải đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế. Hội đồng thành viên Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước, đặc điểm cụ thể của Công ty để xây dựng và ban hành Quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong Công ty. Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định chi hoa hồng của Công ty.
- Đối tượng được hưởng tiền chi hoa hồng môi giới là các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) có làm môi giới, dịch vụ cho Công ty.
- Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho các đối tượng là các khách hàng được chỉ định, các chức danh quản lý, nhân viên của Công ty.
- Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Công ty và bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản sau: tên, địa chỉ, số chứng minh thư của người đại diện của bên nhận hoa hồng; nội dung chi (nêu rõ kết quả xử lý nợ và tài sản do đối tượng được hưởng hoa hồng đóng góp cho Công ty); mức chi; phương thức thanh toán, thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam, được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?