Nguyên tắc đầu tư vốn ra ngoài của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam
Nguyên tắc đầu tư vốn ra ngoài của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
a) Công ty được quyền sử dụng tài sản (bao gồm tiền, tài sản cố định, tài sản lưu động và các tài sản khác) thuộc quyền quản lý của Công ty để đầu tư ra ngoài Công ty, đảm bảo hiệu quả, bảo toàn vốn, phù hợp với điều lệ và các quy định của pháp luật và chiến lược kế hoạch đầu tư phát triển của Công ty được chủ sở hữu phê duyệt.
b) Công ty không được góp vốn hoặc đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc Công ty đầu tư chứng khoán, trừ các trường hợp:
- Góp vốn thông qua hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu;
- Đầu tư, nâng cấp tài sản tiếp nhận, tài sản nhận thay thế nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả quyền sử dụng đất) để khai thác, thu hồi;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
c) Các trường hợp Công ty đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này thì Hội đồng thành viên phải có phương án cơ cấu lại và có kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn đã đầu tư theo quy định.
d) DATC được chủ động quyết định mua, bán cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ phần tại các doanh nghiệp mà Công ty có cổ phần hoặc có phương án tái cơ cấu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ và xử lý các khoản nợ, tài sản đã mua, tiếp nhận.
đ) DATC không được đầu tư ra ngoài Công ty trong các trường hợp:
- Tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty.
- Góp vốn cùng doanh nghiệp mà DATC giữ vốn góp chi phối để thành lập Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
e) Công ty không được sử dụng tài sản do Công ty đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ (ngoại trừ tài sản tiếp nhận) để đầu tư ra ngoài Công ty.
g) Hàng năm, Công ty có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính tình hình, hiệu quả đầu tư của Công ty để kiểm tra, giám sát theo quy định.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc đầu tư vốn ra ngoài của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam, được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?