Công ty điều chuyển công việc không đúng quy chế nhằm ép nhân viên xin nghỉ việc

Hiện tại em đang làm cho 1 cty viễn thông, thời gian trước tết Nhâm Thìn công ty có yêu cầu mọi nhân viên phải nộp Bằng gốc hoặc nộp tiền thế chân với số tiền tương đối lớn. Nhưng theo em tìm hiểu thi Pháp Luật không có ban hành luật nào yêu cầu nộp Bằng gốc, việc cty em yêu cầu như thế là sai. Chính vì vậy em thông báo đến cty là không nộp gì hết, và được cty thông báo bằng miệng là chấm dứt HĐLĐ yêu cầu nhân viên bàn giao lại mọi công cụ dụng cu,các công việc lại cho công ty, và em cũng đã ban giao lại cty mọi thứ phục vụ công việc. Nên việc còn lại là em chỉ chờ quyết định chính thức bằng văn bản hay email về việc chấm dứt HĐLĐ với lý do chấm dứt HĐLĐ như thế nào (vì theo quy chế cty cũng như luật lao động là em không làm sai điều gì). Cho đến nay là 22 ngày kể từ ngày em nhận được thông báo bằng miệng từ cty về việc chấm dứt HĐLĐ vẫn chưa nhận được văn bản chính thức nào cho việc chấm dứt HĐLĐ, nhưng đến ngày 23 cty yêu cầu điều chuyển em sang 1 tỉnh khác làm việc (cty em trụ sở chính ở Hà Nội, Chi Nhánh ở TpHCM, còn em khi chưa có yêu cầu bằng miệng về chấm dứt HĐLĐ thì làm việc tại Đồng Nai). Nay cty điều chuyển em về HCM làm việc nhưng đối chiếu lại với quy chế cty thì em ko vi phạm mọi điều nhằm trong quy chế mà cty đã ban hành (theo quy chế cty thi chỉ có vi phạm nội quy trong quy chế thi mới chấm dứt HĐLĐ hay điều chuyển công tác). Cty yêu cầu em điều chuyển công việc sang 1 tỉnh khác như thế này nhằm muốn ép người lao động tự chấm dứt HĐLĐ hay nộp đơn xin nghi việc, và mọi yêu cầu như em đã trình bầy trên cũng chỉ nói bằng miệng từ cty, vẫn không có văn bản hay email nào thể hiện yêu cầu đó.Hiện mọi thứ em cũng đã bàn giao lại cty theo yêu cầu bàn giao của cty nên em không thể phục vụ được cho công việc (hiện cty em chỉ có văn phòng ở Hà Nội và Tphcm thôi, còn ở tỉnh khác thi văn phòng là nhà nhân viên luôn).  - Vậy, như cơ bản sự việc em đã trình bày trên thì việc em làm có sai không, em vẫn không chấp nhận nhận việc điều chuyển công việc sang 1 tỉnh khác của cty, cũng không làm đơn chấm dứt HĐLĐ hay đơn xin nghỉ việc, nếu cty tự ý đuổi việc em lấy lý do nghỉ quá 5 ngày trong 1 tháng hay vẫn cứ ép em phải nhận việc điều chuyển công việc sang 1 tỉnh khác thì cty có đúng không. câu chuyện của em thì em nên làm gi để bảo vệ quyền lợi của mình (thêm 1 ý nữa là trong quá trình em bàn giao công viêc cty đã cử người khác thay em nhưng cũng không thông báo bằng văn bản hay email, chi có việc bàn giao là có thông báo bằng email). Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Trong trường hợp này, tại Điều 35 Bộ luật lao động 2012 quy định “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng”.

Như vậy, về nguyên tắc, lẽ ra công ty phải thỏa thuận với bạn về việc thay đổi địa điểm làm việc trước khi “ép” bạn qua làm việc tại HCM. Và nếu bạn không đồng ý thì hai bên sẽ "tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết" hoặc “thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”.

Bây giờ cách tốt nhất là bạn vẫn tiếp tục công việc ở tỉnh Đồng Nai, tránh bị kỷ luật về việc nghỉ không phép... Và yêu cầu công ty ra văn bản về vấn đề nêu trên. Mặt khác, bạn có quyền yêu cầu công đoàn hoặc liên đoàn lao động can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý trường hợp công ty điều chuyển công việc không đúng quy chế nhằm ép nhân viên xin nghỉ việc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ không phép có bị đuổi việc? Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi công nhân chấm dứt hợp đồng lao động thì có phải trả lại nhà lưu trú trong khu công nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nghỉ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được chấm dứt hợp đồng lao động khi không được trả lương đúng hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nghỉ việc người lao động có phải bàn giao công việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào khi chấm dứt hợp đồng lao động thì được kéo dài thời gian thanh toán nghĩa vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo cắt giảm nhân sự mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chấm dứt hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
316 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào