Đối tượng, phạm vi áp dụng hợp đồng lao động?

Hợp đồng lao động sẽ được áp dụng cho những đối tượng nào và trong phạm vi những mối quan hệ nào? Mong nhận được tư vấn của anh/chị.

Đối tượng phạm vi áp dụng hợp đồng lao động?

Đối tượng và phạm vi áp dụng hợp đồng lao động được quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định145/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động:
1. Quản lý lao động theo khoản 3 Điều 12.
2. Hợp đồng lao động theo khoản 4 Điều 21; điểm d khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 2 Điều 36; khoản 4 Điều 46; khoản 4 Điều 47; khoản 3 Điều 51.
3. Cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54.
4. Tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo khoản 4 Điều 63.
5. Tiền lương theo khoản 3 Điều 92; khoản 3 Điều 96; khoản 4 Điều 98.
6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo khoản 5 Điều 107, khoản 7 Điều 113, Điều 116.
7. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo khoản 5 Điều 118; khoản 6 Điều 122; khoản 2 Điều 130; Điều 131.
8. Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo khoản 6 Điều 135.
9. Lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161.
10. Giải quyết tranh chấp lao động theo khoản 2 Điều 184; khoản 6 Điều 185; khoản 2 Điều 209; khoản 2 Điều 210.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, tập nghề theo khoản 1 Điều 2 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 2 của Bộ luật Lao động.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.

Theo đó, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định:

- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Trân trọng!

Hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
HR là bộ phận gì? Bộ phận HR có quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động? Việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thử việc khi giao kết hợp đồng lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể được xem là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài có bị thu hồi giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng 111 là hợp đồng gì? Điều kiện ký kết hợp đồng 111 hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
4,769 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào