Được bồi thường tai nạn lao động dù chưa có BHXH

Trong một số trường hợp, người lao động (NLĐ) không được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thì ai là người bồi thường khi sự việc xảy ra?

Khoản 1, Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về TNLĐ, theo đó: “TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc”. Điều 144 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) đối với người bị TNLĐ như sau: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT; Trả đủ tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị TNLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị và bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ trong trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định của Luật BHXH; NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì được trả khoản tiền tương ứng với chế độ TNLĐ theo quy định của Luật BHXH. Việc chi trả này có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 còn quy định “Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” trong các trường hợp NLĐ bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ (kể cả trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp ở ngoài phạm vi doanh nghiệp). Ngoài ra, NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền thì được bồi thường trong các trường hợp: Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ. Luật quy định, buộc phải bồi thường từng lần cho NLĐ bị TNLĐ. TNLĐ xảy ra lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó, không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó. Bồi thường cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo từng vụ tai nạn và theo nguyên tắc sau: Lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

Tai nạn lao động
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều trị tai nạn lao động có được hưởng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm công bố tình hình tai nạn lao động của doanh nghiệp năm 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản lấy lời khai về vụ tai nạn lao động theo Nghị định 143?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám giám định lần đầu do tai nạn lao động có cần giấy giới thiệu của công ty?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ chối khám sức khỏe định kỳ thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 143 áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025 gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Thư Viện Pháp Luật
347 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào