Nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định như thế nào? Xin chào quý anh chị Thư Ký Luật! Tôi là cán bộ tài chính, sắp tới phòng tối có công việc liên quan đến vốn ODA. Cho nên tôi cũng có tìm hiểu những quy định liên quan về việc tập sự của ngành tôi đang công tác. Tuy nhiên có vài điểm tôi vẫn tìm hiểu chưa được. Anh chị cho tôi hỏi: Nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ các anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 111/2016/TT-BTC thì nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định như sau:

- Mức vốn tạm ứng hợp đồng, việc thu hồi tạm ứng, tỷ lệ giữ lại chờ bảo hành thực hiện theo quy định tại hợp đồng giữa chủ dự án và nhà thầu phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng (chủ dự án được quyền thỏa thuận với nhà thầu bảo lãnh tạm ứng đối với hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng). Chủ dự án có trách nhiệm quản lý và thu hồi vốn đã tạm ứng cho nhà thầu; trường hợp không thu hồi được thì chủ dự án có trách nhiệm tự bố trí nguồn hoàn trả nhà tài trợ.

- Cơ quan kiểm soát chi chấp nhận hồ sơ Chứng chỉ thanh toán tạm thời ký giữa chủ dự án và nhà thầu theo quy định hợp đồng thay thế cho Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán tại Phụ lục 3a và Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BTC.

- Đối với mỗi lần đề nghị xác nhận số tiền bảo hành công trình để chuyển nhà thầu, chủ dự án lập biểu theo dõi tiến độ chuyển tiền bảo hành và lũy kế số tiền đã chuyển, gửi cơ quan kiểm soát chi để đối chiếu và xác nhận số tiền bảo hành theo quy định hợp đồng để chủ dự án chuyển trả nhà thầu.

- Trường hợp một Ban quản lý dự án được giao quản lý, thực hiện nhiều dự án vốn ODA, vốn vay ưu đãi, việc phân bổ chi phí các hoạt động chung cho các dự án thành phần hoặc tiểu dự án được thực hiện định kỳ 6 tháng, cả năm theo nguyên tắc như sau:

+ Chi phí liên quan trực tiếp được phân bổ đến dự án thành phần hoặc tiểu dự án tương ứng.

+ Phần chi phí còn lại được phân bổ tương ứng với tỷ lệ giữa tổng mức đầu tư của dự án thành phần hoặc tiểu dự án và tổng mức đầu tư của dự án.
+ Giá trị phân bổ chi phí các hoạt động chung hàng năm của dự án được tổng hợp vào giá trị quyết toán vốn đầu tư của từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án khi quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định tại Khoản 7 Điều 10 Thông tư 111/2016/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, sự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
199 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào