Bị sa thải khi đánh khách hàng theo nội quy lao động có đúng không?
Căn cứ Điều 119 Bộ luật lao động 2012 quy định nội quy lao động như sau:
"1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc."
Theo quy định trên thì trong nội quy lao động sẽ quy định các hành vi và hình thức xử lý kỷ luật lao động, tức trong nội quy sẽ quy định những trường hợp nào áp dụng hình thức sa thải người lao động. Tuy nhiên những trường hợp này phải phù hợp với quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012:
"Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Theo như bạn trình bày, bạn có hành vi đánh khách hàng, đây là hành vi cố ý gây thương tích, nếu bạn thực hiện trong phạm vi nơi làm việc thì bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Nội quy lao động công ty bạn quy định áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi người lao động có hành vi cố ý gây thương tích trong phạm vi nơi làm việc là phù hợp với quy định pháp luật.
Mặt khác, người sử dụng lao động sau khi xây dựng nội quy lao động theo quy định trên phải thực hiện đăng ký nội quy lao động tại Sở lao động thương binh và xã hội nơi có trụ sở chính của công ty và nội quy phải có hiệu lực thi hành.
Nếu nội quy lao động của công ty bạn đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 119 Bộ luật lao động 2012, được đăng ký tại Sở lao động thương binh xã hội và có hiệu lực pháp luật thì nội quy này sẽ được áp dụng tại công ty.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề sa thải nhân viên theo nội quy lao động khi đánh khách hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?