Phân chia lợi nhuận trả lương khi mở lớp mầm non tư thục

Em có mở 1 lớp mầm non, tất cả vốn do em bỏ ra đầu tư. Em thuê 1 cô với mức lương khởi điểm 2 triệu còn 1 cô là em chồng. Cô này không góp vốn nhưng cô có bằng cấp chuyên môn để đứng tên làm chủ nhóm trẻ thay em (vì em không có bằng chuyên môn mầm non). Em trả lương cứng là 2.7 triệu. Và hứa sẽ thưởng thêm 200 nghìn/bé/tháng. 1 năm tăng lương 2 lần, mỗi lần 500 nghìn. học phí bình quân là 1.5 triệu/bé/tháng. Chi phí ăn uống, điện nước ...cho việc chăm sóc, dạy dỗ các bé khoảng 2 triệu/tháng. Hiện tại nhóm mới có 4 bé. Em muốn hỏi: nếu sau này số lượng trẻ tăng lên khoảng 50 trẻ, em phải thuê thêm người, chi phí cũng tăng lên, thì liệu rằng việc em chia cho cô em chồng như vậy có hợp lý không? Xin nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp. Em xin cảm ơn!

Tại Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục quy định về chủ về nhóm trẻ như sau:

-  Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

-  Tiêu chuẩn:

+ Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+  Phẩm chất, đạo đức tốt;

+ Sức khỏe tốt;

+ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

- Được ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Giám sát giáo viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;

- Được làm giáo viên giảng dạy nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;

- Được phép thỏa thuận mức học phí với phụ huynh.

Xét vào trường hợp của bạn, bạn không phải là chủ nhóm trẻ nên bạn không có quyền giao kết hợp đồng lao động với giáo viên. Trong trường của bạn, em chồng bạn đứng tên trên giấy phép thành lập nhóm trẻ thì em bạn có quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT.

Xét tới vấn đề, nếu như bạn là chủ nhóm, bạn có quyền thỏa thuận về mức lương đối với giáo viên làm việc cho bạn, được thể hiện trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn. Bạn không đủ điều kiện để làm chủ nhóm trẻ, mà bỏ vốn ra nhờ em chồng đứng tên chủ nhóm trẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là mức lương mà giữa bạn và em chồng thỏa thuận nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn với em chồng. Bạn có thể tham khảo thêm quy định về hợp đồng lao động và tiền lương được quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

- Tại Điều 15 và Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về hợp đồng lao động và hình thức của hợp đồng lao động như sau:

“Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.

Căn cứ vào quy định này thì hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Hình thức của hợp đồng lao động phải giao kết bằng văn bản, đối với công việc có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

- Tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về tiền lương như sau:

“Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”

Căn cứ vào quy định này thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Vì bạn không phải là chủ sử dụng lao động mà nhờ đứng tên hộ nên bạn có thể tham khảo về vấn đề tiền lương nêu trên, mức chi trả do hai thỏa thuận nếu có những cam kết riêng.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phân chia lợi nhuận trả lương khi mở lớp mầm non tư thục. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Cơ sở giáo dục mầm non
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục mầm non
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chuyển hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non lên năm học mới trên Phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục mầm non năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bếp ăn trong trường mầm non có cần giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồ chơi dành cho trẻ em trong trường mầm non cần tuân thủ các yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những phương thức nào để đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch tổng kết năm học trường mầm non mới nhất năm 2023? Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ cơ sở mầm non tư thục có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội không? Chủ cơ sở mầm non tư thục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng các chế độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc chủ cơ sở thành lập trường giáo dục mầm non độc lập phải có bằng sư phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mẫu giáo nhận trẻ từ bao nhiêu tuổi? Điều kiện để trường mẫu giáo hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non được nhận trẻ em từ bao nhiêu tuổi? Các yêu cầu nào mà chương trình giáo dục mầm non cần phải đảm bảo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục mầm non
Thư Viện Pháp Luật
302 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở giáo dục mầm non
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào