Đứng tên chung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong trường hợp này, do khi mất bố bạn không để lại di chúc nên việc chia thừa kế được thực hiện theo pháp luật. Căn cứ Điều 674 Bộ luật dân sự 2005 thì: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Những người có quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người có quyền thừa kế sau thời điểm mở thừa kế thì những người này sẽ họp với nhau để thỏa thuận những vấn đề sau:
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
- Cách thức phân chia di sản.
Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng, chứng thực.
Trong trường hợp của bạn, 5 người con là người thừa kế theo pháp luật. Các bên đã hoàn thành thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với mảnh đất này. Lúc này, mảnh đất mà bố bạn để lại thuộc quyền sử dụng chung của 5 người trên. Cho nên khi các bên đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên được cấp theo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 như sau:
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Như thế, trong trường hợp này, khi các bên thỏa thuận thì Phòng tài nguyên và môi trường sẽ cấp chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trao cho một người đại diện. Mảnh đất này thuộc quyền sử dụng chung của cả năm người.
Như thế, trong trường hợp này, khi cả năm người muốn thực hiện chia mảnh đất này mà Phòng tài nguyên và môi trường trả lời là chỉ ai đang đứng tên ở một mảnh đất khác mới được đứng tên trên mảnh đất được chia là không có căn cứ. Do đó,bạn có quyền yêu cầu phòng tài nguyên và môi trường trả lời bằng văn bản giải thích rõ lý do tại sao những người thừa kế khác không được chia mảnh đất trên. Nếu Phòng tài nguyên và môi trường đưa ra căn cứ không đúng bạn có quyền gửi đơn khiếu nại tới phòng tài nguyên và môi trường để phòng xem xét và giải quyết cho bạn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đứng tên chung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?