Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009, theo đó:
Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường là Toà án nhân dân cấp huyện nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, làm việc, nơi tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, nơi thiệt hại xảy ra theo sự lựa chọn của người bị thiệt hại hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, theo đó, trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN là Tòa án có trách nhiệm bồi thường thì Tòa án nhân dân cấp huyện báo cáo Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp để Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp của Tòa án đó lấy vụ án lên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009. Bạn vui lòng tham các khảo văn bản trên để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?