Xử phạt hành vi phá hoại rừng thế nào?

Tại địa phương tôi vừa xảy ra việc phá, đốt rừng làm nương của người dân, trong đó có cả người chưa đủ 18 tuổi. Khi xử phạt hành chính thì những người này cũng bị phạt tiền, trong khi họ đều là những người làm thuê, gia đình khó khăn; có người bị xử lý nhiều hành vi nên tổng hợp mức phạt tiền quá cao so với điều kiện của họ. Tôi rất mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải thích vấn đề này cho rõ hơn. Chân thành cảm ơn!

Căn cứ vào Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 và Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định: Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật. Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi quy định tại Nghị định này. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm nhưng không thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì tổng hợp thành mức phạt chung. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nối tiếp nhau đối với cùng một đối tượng bị xâm hại mà việc thực hiện các hành vi vi phạm sau là sự kế tục và hậu quả của hành vi vi phạm trước, thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi có mức phạt tiền cao nhất trong các hành vi vi phạm đó quy định tại nghị định này. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Nghiêm cấm việc chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người. Nhiều thành viên trong một hộ gia đình cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt như một tổ chức vi phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị xử phạt cảnh cáo về hành vi do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Khi phạt tiền đối với họ thì mức phạt tiền không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trường hợp người vi phạm hành chính không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay. Trên đây là những quy định của pháp luật, bạn nghiên cứu vận dụng vào vụ việc cụ thể. Nếu thấy việc xử phạt chưa đúng thì vẫn có quyền khiếu nại, đề nghị xử lý đúng pháp luật.

Trên đây là quy định về xử phạt hành vi phá hoại rừng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định số 157/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
209 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào