Thẩm quyền của Thanh tra viên giao thông trong việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Thẩm quyền của Thanh tra viên giao thông đang thi hành công vụ trong việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, theo đó:
Thanh tra viên giao thông đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý được giao đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác công trình giao thông đường thủy nội địa; vận tải đường thủy nội địa; cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện tại cảng, bến thủy nội địa hoặc nơi neo đậu phương tiện, trừ cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải. Cụ thể, Thanh tra viên giao thông đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trên đây là quy định về thẩm quyền của Thanh tra viên giao thông đang thi hành công vụ trong việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?
- Đại hội thành viên bất thường của Hợp tác xã được triệu tập trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?