Công tác khai quật khảo cổ được quy định như thế nào?

Công tác khai quật khảo cổ được quy định như thế nào? Bạn đọc Nguyễn Thanh Thanh, địa chỉ mail nguyen****@gmail.com hỏi: Gần đây tôi quan tâm đến tin tức về việc khai quật khảo cổ nơi nghi là chôn của vua Quang Trung. Tôi muốn biết công tác khai quật khảo cổ được quy định như thế nào? Vì đây là tài sản tâm linh, tinh thần của một quốc gia nên hoạt động này rất quan trọng. Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới công tác khai quật khảo cổ được quy định tại Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL năm 2013 về Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, được hợp nhất từ Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009) và văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011), theo đó: 

Công tác khai quật khảo cổ bao gồm:

- Lập sơ đồ chính xác khu vực khai quật khảo cổ;

- Dọn dẹp mặt bằng khai quật;

- Tiến hành khai quật theo địa tầng;

Lập bản vẽ tọa độ, chụp ảnh di vật, dấu vết kiến trúc và mộ táng phát hiện được trong khi khai quật và làm “Phiếu hiện vật” (mẫu Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Quy chế này);

- Phân loại sơ bộ di vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ;

- Ghi nhật ký quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ.

Người phụ trách thăm dò, khai quật hàng ngày phải ghi chép vào Sổ nhật ký khai quật khảo cổ những nhận xét về kết cấu và diễn biến địa tầng, sự phân bố các di vật tìm thấy và những quan sát, nhận xét khoa học khác để làm cơ sở cho việc viết báo cáo khoa học và nghiên cứu lâu dài về địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.

Trong trường hợp công trường khai quật có quy mô rộng lớn gồm nhiều hố khai quật thì mỗi hố khai quật phải có Sổ nhật ký khai quật khảo cổ riêng.

- Khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức và người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ phải báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ và đưa ra phương hướng bảo tồn, phát huy giá trị phù hợp với tính chất và tình trạng bảo quản của di tích, di vật khảo cổ. Người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm nộp Sổ nhật ký thăm dò, khai quật khảo cổ cho cơ quan chủ quản để lưu trữ phục vụ nghiên cứu lâu dài.

(Khoản 2, khoản 3 Điều 17 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về công tác khai quật khảo cổ, được quy định tại Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!  

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
164 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào