-
Biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
-
Kê biên tài sản
-
Biên bản kê biên tài sản
-
Biện pháp kê biên tài sản
-
Quyết định kê biên tài sản
-
Thực hiện việc kê biên tài sản
-
Tổ chức thi hành kê biên tài sản
-
Phong tỏa tài khoản
-
Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại
-
Quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Điều kiện kê biên tài sản thế chấp để thi hành án
Theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp phải đảm bảo hai điều kiện sau đây:
- Người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án.
- Giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Trong trường hợp bạn hỏi, tài sản ông A đứng tên thế chấp có hai loại tài sản là của mẹ ông A bảo lãnh cho ông A vay tiền (Quyền sử dụng đất với diện tích 800m2 đất thổ cư và quyền sở hữu nhà ở do mẹ ông A đứng tên trên diện tích 800m2 đất thổ cư). Ông A chỉ có quyền sử dụng đất với diện tích 500m2 đất thổ cư do ông A đứng tên, thì cơ quan thi hành án chỉ có quyền xem xét việc xử lý quyền sử dụng đất của ông A để thi hành án. Vì vậy, nếu ông A, mẹ ông A và ngân hàng không đồng ý thì Chấp hành viên không được quyền kê biên toàn bộ tài sản thế chấp nêu trên để thanh toán cho ngân hàng và thanh toán cho người được thi hành án.
Ông A phải thi hành án trả cho ông B số tiền 500 triệu đồng (chưa kể lãi chậm thi hành án), nhưng giá trị quyền sử dụng đất của ông A chưa có con số cụ thể để đảm bảo thi hành án là bao nhiêu tiền trong số tiền 01 tỷ đồng ông A đã vay của ngân hàng, thì Chấp hành viên không được quyền chủ động kê biên quyền sử dụng đất của ông A đã thế chấp nêu trên. Trong trường hợp quyền sử dụng đất của ông A được thế chấp hợp pháp có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán cho khoản tiền vay của ông A bảo đảm bằng quyền sử dụng đất đó thì căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chấp hành viên phải thông báo cho ngân hàng nhận thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án; yêu cầu ngân hàng nhận thế chấp thông báo để cơ quan thi hành án kê biên tài sản đã thế chấp khi người vay thanh toán hợp đồng đã ký hoặc để kê biên phần tiền, tài sản còn lại (nếu có) sau khi tài sản bị bên nhận thế chấp xử lý để thanh toán hợp đồng đã ký.
Cơ quan thi hành án dân sự cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc xử lý tài sản để vừa thanh toán được tiền trả ngân hàng, vừa đảm bảo hiệu quả việc thi hành án.
Trên đây là tư vấn về điều kiện kê biên tài sản thế chấp để thi hành án. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành từ những nguồn nào? Điều kiện mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập?
- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty hợp danh thuộc về ai? Công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khi đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp có những thành phần gì?
- Thời hạn định giá tài sản khi thi hành quyết định tuyên bố phá sản là bao lâu? Quản tài viên không tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư nuôi tôm có được Nhà nước cho thuê đất thu tiền sử dụng đất một lần không?