Phòng chẩn trị y học cổ truyền được tiến hành những hoạt động nào?
Phòng chẩn trị y học cổ truyền được tiến hành những hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 26 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2016. Cụ thể như sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
b) Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó;
đ) Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác) thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.
Trên đây là quy định về phạm vi hoạt động của phòng chẩn trị y học cổ truyền. Bạn nên tham khảo chi tiết Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2016 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?
- Quy định về phân loại chứng thư chữ ký điện tử từ 10/04/2025?
- Kinh doanh thức ăn đường phố bị xử phạt an toàn thực phẩm nếu vi phạm những lỗi gì?
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng không?