Nếu Tòa án bác yêu cầu khởi kiện (vì đối đượng khởi kiện không còn) thì yêu cầu bồi thường thiệt hại giải quyết như thế nào (vì trên thực tế thiệt hại đã xảy ra)?
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:
“Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều không rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trong trường hợp này, Tòa án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiện và quyết định sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định bị khởi kiện để tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có quyết định đúng pháp luật.”…
Căn cứ vào hướng dẫn trên thì đối với trường hợp này, người khởi kiện không rút yêu cầu khởi kiện thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung và xem xét cả phần bồi thường thiệt hại (nếu có).
Giải quyết theo thủ tục chung là theo đúng quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử tại Điều 163 Luật TTHC. Không phải có quyết định rút QĐCC thì đối tượng khởi kiện không còn. Việc rút QĐCC có thể vì nhiều lý do và nếu quyết định rút QĐCC bị thay đổi thì QĐCC lại trở lại có hiệu lực. Vì vậy, Tòa án vẫn phải xem xét và quyết định về quyết định hành chính bị khởi kiện (QĐCC) là hợp pháp hay không hợp pháp và vẫn phải tuyên bố hủy QĐCC (nếu không hợp pháp) hoặc bác yêu cầu khởi kiện (nếu QĐCC là hợp pháp), đồng thời vẫn phải xem xét cả yêu cầu bồi thường của người khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?