Quy định về chủ thể của tội nhận hối lộ
Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội nhận hối lộ với các tội phạm khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội nhận hối lộ cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội nhận hối lộ, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:
+ Phải là người có chức vụ, quyền hạn nhưng lại không giống như người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô tài sản. Nếu người có chức vụ, quyền hạn phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn.
Người có chức vu, quyền hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ này. Tuy nhiên, đối với chủ thể của tội nhận hối lộ có tổ chức, ngoài những người có chức vụ, quyền hạn còn có thể có những người không có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội phạm nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn người thực hành nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ, quyền hạn phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ. Nếu có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết yêu cầu cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất của họ, nhưng không phải là thực hiện công vụ thì không phải là nhận hối lộ. Vì vậy, việc xác định tư cách chủ thể của tội nhận hối lộ là rất quan trọng.
Người có trách nhiệm đối với việc giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ là người được giao nhiệm vụ và do nhiệm vụ đó mà họ có quyền đối với việc giải quyết yêu cầu của người khác. Những người này, muốn xác định chỉ cần căn cứ vào Điều 4 Luật cán bộ, công chức.
Việc xác định trách nhiệm của một người đối với việc giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ là rất quan trọng, vì trên thực tế không ít người đưa hối lộ cứ tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có trách nhiệm giải quyết được yêu cầu của mình.
Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mới nhận hối lộ được. Tuy nhiên khẳng định này chỉ đúng với trường hợp vụ án nhận hối lộ không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức còn người thực hành trong vụ án có đồng phạm thì nhất thiết phải là người có chức vụ quyền hạn.
Tương tự như đối với tội tham ô tài sản, nếu người phạm tội chỉ nhận hối lộ dưới hai triệu đồng thì phải là người trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của tổ chức và chưa hết thời hạn được xóa kỷ luật, nay lại có hành vi nhận hối lộ. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý kỷ luật nhưng về hành vi khác không phải là hành vi nhận hối lộ thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.
Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ án thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội nhận hối lộ trong những trường hợp sau:
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 279 vì các trường hợp nhận hỗi lộ quy định tại các khoản trên là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án nhận hối lộ với vai trò giúp sức, vì những người này chưa thể trở thành cán bộ, công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?