Quy định về mặt khách quan của tội nhận hối lộ
- Hành vi khách quan:
Người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Nếu ở tội tham ô tài sản, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý thì ở tội nhận hối lộ người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Có thể nói thủ đoạn của hai tội phạm này như nhau chỉ khác ở mục đích thực hiện hành vi.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn cảu họ thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
Trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ: Là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác như A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại ngân hàng.
Qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ: Là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Qua trung gian không nhất thiết là chỉ qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ.
Đã nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác: Là trường hợp người nhận hối lộ đã được tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà người đưa hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian giao cho, tức là người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác như: đã cầm tiền, đã cầm tài sản, tiền đã được chuyển vào tài khoản của mình...
Sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác: Là trường hợp người đưa hối lộ hứa sẽ giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người nhận hối lộ nhưng chưa giao. Người nhận hối lộ và người đưa hối lộ mới thỏa thuận với nhau về tiền/tài sản hối lộ nhưng chưa giao nhận.
Để làm hoặc không làm một việc gì vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: Đây là dấu hiệu rất quan trọng thuộc mặt khách quan của tội phạm này và thực tiễn xét xử khi xác định dấu hiệu này của tội nhận hối lộ trong nhiều vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng còn có nhiều ý kiến khác nhau dẫn đến việc xác định hành vi phạm tội cũng rất khác nhau.
Để làm một việc vì lợi ích cua người đưa hối lộ là hành vi nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó mà việc đó có lợi cho chính người đưa hối lộ như: thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo...
Để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó mà việc đó đem lại lợi ích cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm như: bố mẹ đưa hối lộ để xin học cho con...
Không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ: Là trường hợp vì đã nhận hối lộ nên người phạm tội không thực hiện một việc mà lẽ ra họ phải thực hiện và do không thực hiện nhiệm vụ đó nên đã đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ. Ví dụ: không thi hành lệnh bắt tạm giam để người phạm tội bỏ trốn hoặc hết thời hiệu thi hành án...
Không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: Là trường hợp cũng tương tự như trường hợp không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ, chỉ khác ở chỗ: lợi ích mà người nhận hối lộ mang lại không phải cho người đưa hối lộ mà là cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm, có thể là những người thân của người đưa hối lộ nhưng cũng có thể là bạn bè của người đưa hối lộ.
- Hậu quả:
Hậu quả của hành vi nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra thì hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm.
Đối với tội nhận hối lộ, nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm, nên có quan điểm cho rằng, giá trị của hối lộ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và nếu chưa nhận hối lộ hoặc đã nhận hối lộ nhưng giá trị của hối lộ dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm; coi giá trị của hối lộ là hậu quả của tội phạm. Đây là sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội phạm với giá trị của hối lộ là dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Đối với tội nhận hối lộ, nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu dưới 2 triệu đồng thì phải có thêm những điều kiện như: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Quy định này không có nghĩa là trong mọi trường hợp người phạm tội nhận hối lộ mà của hối lộ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng có kèm theo điều kiện thì mới cấu thành tội phạm, mà quy định này chỉ đối với trường hợp người phạm tội có ý định nhận hối lộ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng và ngay cả với hai trường hợp này nếu người phạm tội chưa nhận hối lộ thì hành vi của họ vẫn cấu thành tội phạm nhưng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, nếu người phạm tội mới có ý định nhận hối lộ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng và đã làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc yêu cầu của người đưa hối lộ nhưng chưa nhận được của hối lộ thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội nhận hối lộ dưới 2 triệu đồng ngoài những điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích đã nêu ở phần các dấu hiệu thuộc về nhân thân người phạm tội thì còn phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này thì hậu quả nghiêm trọng là các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành nhận hối lộ.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi hối lộ gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những thiệt hại vật chất cho xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?