Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo quy định hiện nay bao gồm:
- Thành lập, đầu tư và quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Nghị định này;
- Xây dựng và ban hành Điều lệ quỹ hưu trí đối với mỗi quỹ được thành lập;
- Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát;
- Quyết định việc đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều lệ quỹ và quy định tại Nghị định này;
- Thực hiện kế toán quỹ hưu trí hoặc ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP;
- Thực hiện quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân hoặc ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP;
- Chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và chuyển sang doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác theo quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP;
- Thực hiện công bố thông tin, hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP;
- Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ (nếu có) theo quy định tại Điều 23 Nghị định 88/2016/NĐ-CP.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Những câu chúc Tết 2025 dành cho giáo viên, học sinh sau tết hay ngắn gọn mới nhất?
- Quy định về thông tin của người hành nghề, người thực hành khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
- Thế nào là phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập công đoàn từ 1/7/2025?