Có vô can khi tông xe vào người ngã bất ngờ ra đường?
Theo Điều 12 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Ở nơi có biển báo "cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Khoảng cách an toàn này giúp người điều khiển phương tiện có thời gian, điều kiện để xử lý trong các tình huống bất ngờ trên đường.
Như vậy với quy định nói trên, việc bạn không tuân thủ khoảng cách an toàn đã dẫn đến gây thương tích cho người khác là vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Khoản 2 Điều này quy định một số tình tiết tăng nặng định khung như: không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; lái xe trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác… Nếu thuộc một trong các trường hợp này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm.
Về tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”, Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao thì "Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” là một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết một người
- Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên
- Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%
- Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng; …
Như vậy, việc bạn gây thương tích cho người khác với mức độ thương tật 31% là đã thỏa mãn các dấu hiệu được quy định ở khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự nên có thể bị khởi tố theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị hại có đơn xin bãi nại thì có thể được cơ quan điều tra xem xét, không khởi tố, tạo điều kiện để 2 bên giải quyết dân sự.
Trường hợp bạn không có giấy phép/bằng lái xe theo quy định hoặc lái xe trong khi say rượu thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 202.
Về trách nhiệm dân sự, bạn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại trên cơ sở mức độ lỗi của bạn đối với thiệt hại đã gây ra. Thông thường trong những trường hợp này thì người vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bị hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?