Đại diện cho chồng bị mất năng lực hành vi bán nhà có được không?
Về việc vợ có thể đại diện cho chồng bị mất năng lực hành vi bán nhà được hay không pháp luật có một số quy định như sau:
Điều 22. Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“ 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Khoản 3 điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.”
Điều 62. Bộ luật dân sự quy định “ Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.”
Như vậy người vợ có quyền đại diện cho chồng.
Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định “ Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.”
Như vậy, để có thể giao dịch được thì phía bên bán là bên gia đình chị B phải thực hiện thủ tục bao gồm
- Nộp đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố bên chồng bị mất năng lực hành vi dân sự kèm theo đơn là kết luận của cơ quan chuyên môn về việc không đủ nhận thức hành vi.
- Cử người đại diện giám sát việc giám hộ và khi mua bán nhà thì cũng cần có đầy đủ chữ ký của người giám sát này yêu cầu phải là người đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Khi bên chị B thực hiện xong hết các thủ tục này rồi thì giao dịch mua bán nhà của anh vẫn thực hiện như thường và thực hiện việc mua bán chuyển nhượng có công chứng tại văn phòng công chứng, và hợp đồng cũng phải có đủ chữ ký của bên giám sát việc giám hộ.
Trên đây là quy định về việc đại diện cho chồng bị mất năng lực hành vi bán nhà. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Nghị định 115 năm 2020 file word về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức mới nhất?
- Từ 1/1/2025, 1 sân tập lái ô tô phải đáp ứng tối đa lưu lượng 1000 học viên?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?