Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án
Về thẩm quyết giải quyết tranh chấp lao động pháp luật có quy định như sau:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích pháp sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Theo tính chất của chủ thể tham gia tranh chấp, pháp luật chia ra thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động (NLĐ) với người sử dụng lao động (NSDLĐ), còn tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể lao động với NSDLĐ. Trong trường hợp này, tranh chấp giữa bạn và công ty A là tranh chấp lao động cá nhân.
Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật Lao động năm 2012 quy định tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ mà hòa giải viên lao động hào giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải mới thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012 thì tranh chấp lao động cá nhân về hình thức kỉ luật sa thải cũng thuộc thẩm quyền giải quyết dù không qua hòa giải tại cấp cơ sở.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ giải quyết vụ án lao động như sau:
Tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm.
Tào án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở nếu nguyên đơn là cơ quan,tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm trong trường hợp các đương sự đã thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn tòa án này giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp này bạn là nguyên đơn, công ty A là bị đơn.Công ty A có trụ sở chính tại quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội vì vậy bạn có thể gửi đơn ra Tòa án nhân quận Thanh Xuân của thành phố Hà Nội để yêu cầu tòa án quận Thanh Xuân giải quyết nếu bạn không đồng ý với quyết định sa thải của công ty A.
2. Nếu lý do công ty sa thải tôi là hợp pháp thì khi bị sa thải tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về các trường hợp được trợ cấp thôi việc: “Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Điều 36 của Bộ luật Lao động 2012 quy địnhcác trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 thì trường hợp NLĐ bị xử lí kỉ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Việc chấm dứt hợp đồng lao động bằng hình thức kỉ luật sa thải là do lỗi của NLĐ. NLĐ đã có lỗi nặng trong việc không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình và vì thế NLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp này. Trong trường hợp này, công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với bạn bằng hình thức xử lí kỉ luật lao động là sa thải theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2012. Lỗi trong trường hợp này thuộc về bạn vì bạn đã không thực hiện đúng các nội quy của công ty. Như vậy, khi bị sa thải, bạn sẽ không được công ty thanh toán trợ cấp thôi việc vì bạn không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012.
Trên đây là tư vấn về thẩm quyền tranh chấp lao động và các trường hợp sa thải thôi việc. Để nắm rõ hơn các quy định của pháp luật bạn có thể tham khảo tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ Luật lao động 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?