Thủ tục cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT
Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 22 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT quy định, cơ quan BHXH căn cứ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả của người bệnh để xác định số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (hiện nay là 1.210.000 đồng x 6 = 7.260.000 đồng), trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
Hồ sơ cấp “Giấy Chứng nhận không cùng chi trả trong năm” gồm có các biên lai thu tiền phí, lệ phí của cơ sở khám, chữa bệnh; thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?