Phương thức thành lập văn phòng thừa phát lại

Muốn thành lập thừa phát lại mình cần những hồ sơ gì? Thủ tục ra sao? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập ngân hàng hỏi đáp pháp luật vì tại đia phương có nhu cầu thừa phát lại rất lớn. Chân thành cảm ơn!

Hiện tại, việc thành lập văn phòng thừa phát lại mới chỉ được thí điểm tại TP.HCM. Nếu bạn có nhu cầu thành lập văn phòng thừa phát lại thì phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục theo quy định.
Cụ thể, theo Điều 16 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, 
Việc thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có các điều kiện sau:
1. Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.
2. Tổ chức bộ máy theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Thủ tục thành lập văn phòng Thừa phát lại được quy định tại Điều 17  Nghị định 61/2009/NĐ-CP:
1. Thừa phát lại thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;
b) Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại quy định tại Điều 16 Nghị định này.
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 61/2009/NĐ-CP để nắm rõ hơn quy định này
Trân trọng!

Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Hỏi đáp mới nhất về Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp pháp luật
Có hai văn phòng thừa phát lại trên cùng một huyện có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Văn phòng Thừa phát lại có thể thành lập bởi một cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng Thừa phát lại được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp nào? Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại gồm có những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại dưới dạng công ty cổ phần được không?
Hỏi đáp pháp luật
Phương thức thành lập văn phòng thừa phát lại
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục thành lập văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào những tiêu chí nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo trình tự thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Thư Viện Pháp Luật
397 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào