Có lấy lại được tiền đặt cọc bằng USD khi mua nhà ở nước ngoài?

Vào ngày 5.8.2016, bạn và chị bạn có tham dự hội thảo do đơn vị X tổ chức về việc mua bán dự án bên Úc. Trong quá trình hội thảo có các em tư vấn đến, bạn có trao đổi và tìm hiểu, mục đích của bạn là để đầu tư cho con bạn ở sau khi ra trường và có thêm điều kiện cộng điểm ở lại. Khi hỏi nếu mua nhà bên Úc thì được cộng điểm ở lại không thì bên tư vấn trả lời là có. Sau cuộc hội thảo, các em tư vấn nói nếu bạn muốn mua thì đặt cọc 50 triệu đồng. Nếu sau đó không mua thì đơn vị X sẽ trả lại cọc. Phí giữ chỗ sẽ được hoàn lại đầy đủ khi bên mua thông báo cho đơn vị X về việc từ chối tiếp tục giao dịch trước 17h, ngày 5.8.2016. Bên mua phải thực hiện việc từ chối email và số di động đã đăng ký trong phiếu giữ chỗ này. Theo thỏa thuận giữ chỗ của đơn vị X, nên bạn có đặt cọc nhưng do không mang đủ tiền nên bạn chỉ có đặt cọc 800 USD theo hình thức được hoàn lại nếu không mua (Rufundable). Sau đó bạn về tham khảo ý kiến gia đình và đồng ý mua, bạn chỉ nhắn tin bằng điện thoại di động mà không gửi mail vào lúc 7:04PM ngày 5.8.2016. Nội dung là: Chị xác nhận và thứ hai khoảng 8h30, 2 chị sẽ đến và gọi em nhé. Sau đó gia đình tính toán, khi xem xét lại tài chính thì gia đình không thể thu hồi tiền kịp để thực hiện tiếp giao dịch nên vào lúc 8:59PM ngày 6.8.2016 bạn có nhắn tin bằng điện thoại là từ chối không tiếp tục giao dịch và gửi bằng mail xác nhận lại lẫn nữa là không tiếp tục giao dịch vào lúc 9:10AM ngày 7.8.2016. Với nguyện vọng bạn muốn lấy lại tiền cọc, sau này có đủ tài chính sẽ đầu tư sau. Bạn hỏi, giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì đặt cọc bằng USD hay VNĐ. Với trường hợp nêu trên của bạn, đơn vị X có được lấy tiền đặt cọc của bạn không?

Vì bạn không nêu rõ công ty nhận đặt cọc là pháp nhân nước ngoài hay pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nên chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Về giao dịch đặt cọc bằng đồng USD:

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN và Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, sửa đổi bổ sung 2013 Nếu bên nhận đặt cọc là tổ chức, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam thì giao dịch đặt cọc bằng đồng USD là trái quy định của pháp luật.

Nếu bên nhận đặt cọc là tổ chức nước ngoài (không thuộc các trường hợp nêu trên) thì giao dịch đặt cọc bằng đồng USD không trái quy định của pháp luật.

Bạn có thể lấy lại tiền đặt cọc vì bạn đã thực hiện hủy giao dịch theo đúng thỏa thuận với đơn vị X. Bạn cần gặp gỡ với đại diện hợp pháp của đơn vị X trao đổi về nội dung việc hủy giao dịch, nêu rõ các căn cứ hủy giao dịch theo thỏa thuận và yêu cầu đơn vị X hoàn trả tiền đặt cọc cho bạn

Nhà ở
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đầu tư bán nhà cho người nước ngoài vượt quá số lượng nhà được phép sở hữu tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được góp vốn kinh doanh bằng nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
03 hình thức khai thác dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cấp 4 là gì? Quy định về cấp nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở phục vụ tái định cư?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở phục vụ tái định cư là gì? Nhà ở phục vụ tái định cư phải đáp ứng những yêu cầu nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên thuê cho thuê lại nhà ở thì có cần phải thông báo cho bên cho thuê hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là ai? Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng nhà ở tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
Thư Viện Pháp Luật
308 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào