Đăng ký kết hôn nhất thiết phải có hộ khẩu gốc?
Nếu hai bạn đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành thì việc đăng ký kết hôn của các bạn là hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền can thiệp hoặc cản trở. Vì vậy, việc gia đình hai bên cố tình giấu hộ khẩu gốc, không cho các bạn sử dụng để làm thủ tục đăng ký kết hôn là đã vi phạm vào quy định của pháp luật. Nếu không thể thuyết phục được gia đình thì các bạn có thể nhờ đến Hội phụ nữ hoặc chính quyền địa phương can thiệp, giúp đỡ. Mặt khác, theo qui định khi làm hồ sơ đăng ký kết hôn, các bạn cần có các loại giấy tờ: - Tờ khai đăng ký kết hôn; - Giấy khai sinh; - Bản sao CMND hoặc giấy tờ thay thế hợp lệ; - Sổ hộ khẩu của một bên nam hoặc nữ nơi các bạn dự định đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, có nhiều đơn vị chỉ yêu cầu đương sự nộp bản photocopy hộ khẩu mà không đòi hỏi phải có hộ khẩu gốc. Hơn nữa, tại tiết a, khoản 2, Điều 11 Nghị định 77/NĐ-CP ngày 22/10/2001 do Chính phủ ban hành cũng quy định: UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức đăng ký kết hôn kịp thời, thuận tiện, chính xác cho những trường hợp đăng ký kết hôn đúng pháp luật. Các bạn hãy trình bày hoàn cảnh của mình với cán bộ tư pháp của UBND xã, tin rằng chính quyền địa phương sẽ ủng hộ và giúp đỡ để các bạn có được hạnh phúc chính đáng của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?