Có được dùng bản công chứng bằng lái xe thay cho bằng gốc?
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Đăng ký xe;
+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ 2008;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ 2008;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Tại Thông tư 11/2013/TT-BCA ngày 1/3/2013 có quy định: "Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, mà người đó trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định”.
Khi tham gia giao thông nếu bạn không mang theo giấy tờ, khi bị kiểm soát, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.
Cụ thể: Người điều khiển xe mô tô, xe máy không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng; không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu ai cho cho người khác mượn xe mà biết người này không có bằng lái mà còn cho mượn thì cũng sẽ bị xử phạt.
Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe” sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng; phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô “không có Giấy phép lái xe”
Trong trường hợp ôtô mua trả góp và trong thời gian trả nợ hoặc xe đang được thế chấp tại ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp cho bạn bản sao (có chứng thực, xác nhận của ngân hàng) để sử dụng khi tham gia giao thông.
Như vậy, Luật Giao thông đường bộ cũng như các Nghị định trên không quy định người điều khiển phương tiện giao thông được sử dụng giấy tờ photocopy (dù có chứng thực) khi tham gia giao thông.
Do vậy, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang bản chính các giấy tờ theo quy định nêu trên.
Trong khi CSGT đang lập biên bản vi phạm hành chính (lỗi ban đầu), người vi phạm xuất trình kịp thời giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe bản chính thì hai lỗi trên sẽ được bỏ qua.
Nếu biên bản vi phạm hành chính đã lập xong, người vi phạm đồng ý ký tên vào biên bản thì hành vi vi phạm không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe bị xử lý theo qui định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?