Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và tái phạm trong lĩnh vực đất đai
- Căn cứ Điều 30, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11-11-2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định khác (Khoản 1). Quá thời hạn quy định tại khoản 1, điều này mà người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây: a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt (Khoản 2). Do vậy, trong trường hợp hành vi của người hàng xóm nêu trên đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không nộp tiền phạt trong thời hạn thì có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định nêu trên.
Theo Khoản 3, Điều 6, Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16-12-2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 là: “Tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đã bị xử phạt.“Lĩnh vực” quy định tại khoản này được hiểu là các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định tại từng nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính”. Theo đó thì trường hợp sau khi bị cưỡng chế dỡ bỏ bức tường mà lại tiếp tục xây lại bức tường, thực hiện hành vi vi phạm như cũ thì có thể được hiểu là tái phạm trong cùng lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật.
Căn cứ các quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 6 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP thì hành vi tái phạm trong cùng lĩnh vực đất đai là một tình tiết tăng nặng theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt với mức tiền phạt tăng lên cao hơn mức trung bình của mức xử phạt quy định đối với hành vi đó, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức xử phạt. (Tại điểm b, Khoản 1, Điều 11, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác” của hộ gia đình hoặc cá nhân là: “Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác”). Ngoài hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập, thì người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật. Trường hợp nếu có dấu hiệu của tội phạm thì có thể bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?