Bạn cần chuẩn bị gì khi dự phỏng vấn kết hôn?
- Pháp luật hiện hành có quy định trong hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kết hôn, Sở Tư pháp sẽ tiến hành phỏng vấn các đương sự. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề: tính tự nguyện của việc kết hôn; khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Phương pháp phỏng vấn sẽ là cán bộ hộ tịch hỏi, đương sự trả lời từng câu, từng vấn đề một. Cán bộ hộ tịch sẽ ghi chép đầy đủ vào biên bản và có ý kiến đề xuất trình lãnh đạo quyết định. Trong các quy định về đăng ký hộ tịch, ngoài hồ sơ kết hôn theo quy định, không có văn bản nào yêu cầu phải có đủ bằng chứng, tài liệu về mối quan hệ giữa hai bên kết hôn. Tuy nhiên, trong thực tế ngoài việc trả lời phỏng vấn bằng miệng, nếu thấy cần thiết cán bộ hộ tịch có thể yêu cầu các bên kết hôn xuất trình bằng chứng, tài liệu về mối quan hệ giữa hai người, nếu có. Chẳng hạn như: thư từ, hóa đơn điện thoại, hình ảnh (đính hôn, cưới, du lịch); giấy chuyển tiền, quà; bằng chứng về các lần sang Việt Nam của người hôn phối: vé máy bay, visa, tờ khai hải quan, sổ tạm trú, danh sách lưu trú khách sạn..., bằng chứng về tổ chức cưới, như: hợp đồng tiệc cưới với nhà hàng, thiệp cưới... Những tài liệu, bằng chứng nêu trên chỉ có giá trị tham khảo, Sở Tư pháp có thể sẽ lưu giữ (bản sao) những tài liệu đó, nếu thấy cần thiết. Như vậy, để việc phỏng vấn kết hôn được chu đáo và hiệu quả, các bên kết hôn nên chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, bằng chứng về mối quan hệ như đã kể trên, tinh thần là "có tới đâu, chứng minh tới đó", và "càng nhiều, càng tốt".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?