Di chúc miệng có được coi là hợp pháp?
Theo quy định tại Điều 649 Bộ Luật Dân sự về hình thức của di chúc thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Khoản 1, khoản 5 Điều 652 Bộ Luật Dân sự quy định di chúc miệng được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. - Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Về người làm chứng cho việc lập di chúc, Điều 654 Bộ Luật Dân sự quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Di chúc miệng phải có người làm chứng hợp pháp Theo quy định của pháp luật về di chúc, lời nói mà người trước khi chết nói ra được coi là di chúc miệng hợp pháp khi lời nói đó thể hiện ý chí cuối cùng nhằm chuyển tài sản của họ cho người khác sau khi chết; lời nói đó nói ra lúc còn minh mẫn, sáng suốt, trước mặt ít nhất là hai người làm chứng, ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Thời điểm di chúc miệng, tuy được nhiều người chứng kiến, nhưng không được những người này ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và đưa đi công chứng, chứng thực theo đúng quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005, nên di chúc này không hợp pháp về mặt hình thức của di chúc và vì thế không thể phân chia tài sản của bố bạn để lại theo di chúc miệng được. Do vậy, các thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất cần thỏa thuận với nhau việc phân chia di sản thừa kế. Nếu thỏa thuận được thì các thừa kế đến Văn phòng Công chứng thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng. Nếu không thỏa thuận được, thì để bảo vệ quyền hưởng di sản, các thừa kế đều có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án chia thừa kế theo pháp luật. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?