Thủ tục để giữ lại nhà, đất khi xuất cảnh
Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định bắt buộc phải kê khai, định đoạt tài sản trước khi xuất cảnh. Tuy nhiên, đối với tài sản là nhà đất hoặc tài sản theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu, như xe cộ, tàu thuyền... để bảo toàn tài sản của mình thì người xuất cảnh nên làm thủ tục ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân ở trong nước đủ điều kiện thực hiện việc ủy quyền. Nội dung ủy quyền bao gồm các quyền: bảo quản, sử dụng, cho thuê, khai thác, sửa chữa, thực hiện nghĩa vụ về tài chính, đóng thuế..., kể cả quyền được bán hoặc sang nhượng. Tùy đặc điểm tài sản và điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà người ủy quyền và người nhận ủy quyền thỏa thuận lựa chọn nội dung ủy quyền và thời hạn ủy quyền cho phù hợp. Về hình thức, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và về thủ tục phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người ủy quyền trở về nước mà thời hạn ủy quyền chưa hết thì các bên có thể làm thủ tục hủy bỏ việc ủy quyền để lấy lại tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?