Các trường hợp bị cưỡng chế hành chính về thuế

Tôi đọc TS tin về việc cá nhân trốn thuế sẽ bị kê biên tài sản. Xin cho biết, trường hợp nào áp dụng biện pháp này? Nếu đã bị cưỡng chế thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế không? Trường hợp đã bị truy tố có bị cưỡng chế thu nhập, kê biên tài sản … không?

Theo quy định tại Thông tư số 157 ngày 24/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì các biện pháp cưỡng chế gồm: trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề… Đây là biện pháp cưỡng chế hành chính, áp dụng với đối tượng là người nộp thuế, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Như vậy, biện pháp cưỡng chế hành chính về thuế chỉ áp dụng đối với những hành vi chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ Luật Hình sự thì chỉ cấu thành tội tội trốn thuế nếu số tiền trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên hoặc dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xóa án tích. Bên cạnh đó, điểm b, khoản 3 Điều 2 Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 cũng quy định: “Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đã bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi đó”. Với các quy định nói trên, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không thay thế việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế. Trong trường hợp đã bị truy tố về tội trốn thuế thì không bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nữa. Việc truy thu số tiền thuế trốn thuế sẽ do tòa án quyết định trong bản án.

Cưỡng chế hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Cưỡng chế hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp bị cưỡng chế hành chính về thuế
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế hành chính là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định cưỡng chế hành chính thuế chấm dứt hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định cưỡng chế hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thời điểm ban hành quyết định cưỡng chế hành chính thuế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cưỡng chế hành chính
Thư Viện Pháp Luật
264 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cưỡng chế hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cưỡng chế hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào