Các quy định về sở hữu tập thể

Sở hữu tập thể được quy định như thế nào?

1.  Căn cứ pháp lí về sở hữu tập thể

-Bộ luật dân sự năm 2005.
-Luật Hợp tác xã 2012.
2. Thế nào là sở hữu tập thể?
Điều 208 BLDS 2005 đưa ra khái niệm sở hữu tập thể như sau:
“Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự  nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lí và cùng hưởng lợi”.
Quyền sở hữu tập thể của hợp tác xã là một phạm trù pháp lí gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã.
3. Chủ thể của sở hữu tập thể
Căn cứ Điều 208 BLDS thì chủ thể của sở hữu tập thể chính là hợp tác xã riêng biệt hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác.
4.  Tài sản của sở hữu tập thể
Tài  sản thuộc sở hữu tập thể được quy định tại Điều 209 BLDS 2005, bao gồm:
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên
Thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh
Tài sản được Nhà nước hỗ trợ
Từ các nguồn khác phù hợp với qu định của pháp luật
5.  Nội dung của sở hữu tập thể
Nội dung của sở hữu tập thể (bao gồm cả ba lĩnh vực: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) được quy định tại Điều 210 BLDS 2005 như sau:
“Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể.
1. Chiếm hữu, sử dụng và  định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.
2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.
3. Thành viên của tập thể có quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể”.

6. Phân biệt sở hữu tập thể với sở hữu chung

Hình thức sở hữu tập thể thường gây nhầm lẫn với hình thức sở hữu chung, Để phân biệt hai hình thức sở hữu này, có thể căn cứ vào một số đặc trưng sau:
Chủ sở hữu tập thể thường chỉ giới hạn ở một số đối tượng nhất định (không có người nước ngoài), trong khi sở hữu chung thì không.
Vấn đề sử dụng tài sản thuộc sở hữu tập thể phải gắn với các hoạt động kinh tế; còn sở chung có thể tồn tại trong cả kinh tế hoặc dân sự.
Mục đích khai thác tài sản thuộc sở hữu tập thể không đơn thuần vì lợi ích kinh tế, mà phải hướng đến giải quyết các nhu cầu chung, cải thiện và nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho thành viên, thể hiện rõ tính cộng đồng, tương trỡ lần nhau.
Phương thức thực hiện quyền sở hữu tập thể luôn gắn liền với tổ chức và hoạt động của một thực thể pháp lý nhất định (chủ thể của quyền sở hữu tập thể), chứ không phải là cơ chế đồng thuận của nhiều chủ thể độc lập nhau như hình thức sở hữu chung.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
327 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào