Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được quy định như thế nào?

1. Khái niệm .

Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Từ xưa đến nay việc bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kì xã hội nào cũng đề được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo.

2. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm mồ mả.

Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra được cấu thành bởi ba yếu tố: Hành vi xâm phạm mồ mả luôn được xác định là hành vi trái pháp luật; lỗi của người có hành vi xâm phạm mồ mả; mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại mồ mả.

2.1 Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật.

Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác , hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, theo nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật, cho dù hành vi đó không gây ra bất kì thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu hành vi đó được xác định là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Việc xác định đó là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm hay không bị coi là xâm phạm mồ mả của cá nhân.

Thứ  nhất, người có hành vi cho dù với bất kì mục  đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác, của hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;

Thứ  hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá

nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (ngoại trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

Thứ  ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi  tên  hay danh tính  của người chết cóxác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó;

Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích  của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó. Hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Căn cứ vào một trong bốn dấu hiệu trên, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Khi  xác định hành vi xâm phạm mồ mả còn cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi), hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vì, vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, do vậy mọi hành vi làm biến  dạng những kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả, cần phải phân biệt với những hành vi không bị coi là xâm phạm mồ  mả  nhưng thuộc trách  nhiệm dân sự  khác. Hành vi bịa đặt những giai thoại, tin tức thất thiệt gây tổn hại đến danh dự của người có mồ mả, tạo ra những dư luận không có lợi hoặc làm giảm sút uy tín, danh dự của người có mồ mả cũng là hành vi trái pháp luậtnhưng không thuộc hành vi xâm phạm mồ mả.    

2.2 Người xâm phạm mồ mả cho có lỗi đồng thời xét hậu  quả  của hành vi xâm phạm mồ mả, có thiệt hại xảy ra.

Trên cơ sở được quy định tại  khoản 1 Điều 604 và Điều 308  BLDS 2005 thì ta có thể thấy rằng  BLDS chưa có quy định cụ thể về mức độ lỗi và chỉ quy định về hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do xâm phạm mồ mả nói riêng thì hình thức lỗi ở đây không nhất thiết phải xét cụ thể rõ ràng. Bởi người gây  thiệt hại dù có lỗi cố ý hay  lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra, tuy nhiên thì có thể xem xét mức độ lỗi để quy định mức bồi thường. Không vì người gây thiệt hại có lỗi cố ý hay vô ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường.

2.3 Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi xâm hại mồ mả

Hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả đồng thời cũng là hành vi xâm phạm  đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả.       

Tuy nhiên thì không phải thiệt hại nào cũng là hậu quả do một nguyên nhân nhất định mà trên thực tế có thể có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại và một nguyên nhân gay nhiều thiệt hại.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào