Vỡ nợ, tôi có được đi xa làm ăn để trả nợ không?
Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, bạn phải có nghĩa vụ hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi khi hết hạn hợp đồng vay theo quy định của pháp luật, nếu quá thời hạn đó mà các bên không có sự thỏa thuận gia hạn việc trả tiền vay mà bạn vẫn chưa trả được khoản tiền vay thì bạn đã vi phạm hợp đồng vay, ngoài việc tiếp tục phải trả khoản tiền vay, bạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có. Bạn hoàn toàn có thể được phép rời khỏi nơi cư trú để đi làm trên lãnh thổ Việt Nam, thậm chí là nước ngoài nếu có sự đồng ý của các chủ nợ nhằm kiếm tiền để có thể hoàn trả được khoản tiền vay nói trên, pháp luật hiện nay không cấm.
Việc đi làm ăn xa lấy tiền trả nợ hiện nay pháp luật cũng không có quy định bắt buộc là phải ra trình báo với cơ quan công an, tuy nhiên, để củng cố lòng tin với những người cho vay, cũng như khẳng định với chính quyền đoàn thể, người dân là mình không phải là người lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản thì việc trước khi đi làm ăn xa việc khai báo với cơ quan công an là việc nên làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?