Khái niệm di chúc miệng là gì ?

Khái niệm di chúc miệng là gì ?

   Di chúc miệng hay còn gọi là chúc ngôn là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết.
di chúc miệng

      Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được ( bị bệnh nguy kịch sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết..). Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày  kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải công chứng hoặc chứng thực. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. (Điều 651 Bộ luật dân sự 2005).

       Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng có quy định về di chúc miệng. Điều 976 có quy định: Trong trường hợp một người đang đứng trước sự nguy hiểm của cái chết do bệnh tật hay do nguyên nhân khác muốn lập di chúc, thì có thể làm việc đó trước sự có mặt của ít nhất 3 nhân chứng bằng cách đọc miệng nội dung của di chúc cho một người trong số họ. Trong trường hợp này người được đọc cho nghe phải ghi chép và từng nhân chứng phải kí tên đóng dấu vào đó sau khi tin chắc văn bản được chép đúng. Bản di chúc trên sẽ không có hiệu lực nếu không có ai trong số nhân chứng hoặc người liên quan yêu cầu Tòa hôn nhân và gia đình xác nhận di chúc đó trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày lập di chúc.Tòa hôn nhân và gia đình có thể không xác nhân di chúc đó chừng nào chưa tin chắc rằng nó phản ánh ý muốn thực sự của người lập di chúc. Di chúc này sẽ không có hiệu lực nếu người lập di chúc sống thêm 6 tháng nữa kể từ thời điểm người này có thể lập được di chúc dưới dạng thông thường ( Điều 978 Bộ luật dân sự Nhật Bản). Có thể thấy rằng những quy định của Bộ luật Dân sự của Nhật Bản về di chúc miệng có phần chặt chẽ hơn quy định về di chúc miệng của pháp luật Việt Nam.

       Khác với quy định bộ luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự Pháp không thừa nhận di chúc miệng. Theo luật Pháp hình thức di chúc bao gồm 3 dạng là: di chúc viết tay, công chứng thư và di chúc bí mật (Điều 969).

Di chúc bằng miệng
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc bằng miệng
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc miệng của người khoẻ mạnh có hiệu lực hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện được lập di chúc miệng? Khi nào thì di chúc miệng hết hiệu lực?
Hỏi đáp pháp luật
Mặc nhiên huỷ bỏ di chúc miệng?
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị pháp lý của di chúc miệng
Hỏi đáp pháp luật
Chia di sản trong trường hợp người để lại di sản để lại di chúc miệng
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp thực hiện di chúc miệng
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc miệng có hiệu lực không?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc miệng có hợp pháp hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc miệng có giá trị không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc bằng miệng
Thư Viện Pháp Luật
315 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc bằng miệng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di chúc bằng miệng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào