Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi lợi tức do chiếm hữu

Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi lợi tức do chiếm hữu được quy định như thế nào?

Theo Điều 601 BLDS năm 2005 quy định:
    1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Người chiếm hữu,người sử dụng về tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết được hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
    – Như trên đã trình bày, Điều 600 BLDS 2005 không phân biệt người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, nhưng ngay tình với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không ngay tình với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không ngay tình trong nghĩa vụ hoản trả tài sản, Nhưng tại Điều này, khi quy định nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức lại có sự phân biệt rõ ràng 2 trường hợp. Đối với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình( xem thêm Điều 189 BLDS năm 2005) chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức( xem thêm Điều 172 BLDS năm 2005), thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu sử dụng hoặc được lợi về tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Nếu họ đã chiếm hữu tài sản đó liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005, khi hết thời hiệu chiếm hữu tài sản đó, họ có quyền sở hữu đối với tài sản mà họ đã chiếm hữu liên tục, công khai trong suốt 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản, và như vậy họ có nghĩa vụ hoàn trả tài sản và hoa lợi, lợi tức nữa.
    – Còn đối với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi và lợi tức thu được kể từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, theo nguyên tắc họ còn phải bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản đó. Đó coi là không ngay tình nếu người đó biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng, hoặc được lợi về tài sản đố là không có căn cứ pháp luật(không hợp pháp) nhưng vẫn chiếm giữ, sử dụng tài sản.
    Quyền yêu cầu người thứ 3 hoàn trả
    Theo Điều 602 BLDS năm 2005 quy định:
    Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ 3 thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
    – BLDS hiện hành của Việt Nam áp dụng nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu so với quyền chiếm hữu của người thứ ba ngay tình. Vì vậy, khi tài sản do chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật đã giao chuyển cho người thứ 3 thì người này phải hoàn trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp theo yêu cầu của họ ngay cả khi người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Nếu việc chuyển giao tài sản cho người thứ ba là hợp đồng có đền bù (như mua, bán, đổi, vay…) thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. Còn nếu việc chuyển giao là không có đền bù (tặng, cho, mượn…) thì người thứ ba không có quyền này.
    – Khi áp dụng quy định đòi lại tài sản từ người thứ ba khi người này nhận tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật, cần lưu ý và áp dụng đồng thời với các quy định tại các điều 247,257,258 BLDS năm 2005. Theo đó, chủ sở hữu đích thực không có quyền kiện đòi tài sản trong các trường hợp sau:
     + Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo quy định tại Điều 247 BLDS 2005
     + Đối với tài sản là động sản có đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tài sản: hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó, người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa ( Điều 259 BLDS năm 2005)
     + Đối với tài sản là động sản không đăng ký quyền sở hữu, người thứ ba có được động sản này thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; nhưng người không có quyền định đoạt tài sản có được tài sản đó không phải trùng hợp lấy cắp, nhặt được…( Điều 257 BLDS 2005)

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
178 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào