Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Điểm b và c, Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội khóa X Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
" b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết."
Căn cứ theo quy định trên, mặc dù anh chị có tổ chức lễ cưới và được người thân công nhận nhưng do anh chị chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định nên về mặt pháp lý anh chị không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do đó giữa anh và chị không phát sinh quan hệ thừa kế. Tài sản của anh chị được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó. Tài sản chung do cả hai cùng gây dựng được xác định là tài sản sở hữu chung theo phần và được phân chia theo phần đóng góp của mỗi người trong khối tài sản chung.
Về quyền thừa kế của các con của anh chị. Do anh chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế được chia theo quy định tại Chương 24 Bộ luật Dân sự. Việc phân chia di sản được thực hiện theo thứ tự hàng thừa kế quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự:
- Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo quy định trên thì các con không phân biệt trai hay gái, đã kết hôn hay chưa kết hôn, nếu còn sống tại thời điểm người để lại di sản chết thì đều có quyền hưởng thừa kế. Em ruột của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai nên không có quyền hưởng thừa kế trừ trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?