Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
* Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế trong việc công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế – một nguyên tắc cơ bản của LQT. Trong quan hệ quốc tế, VN luôn tôn trọng nguyên tắc này và ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2004: “Trong trường hợp có sự khác nhau giữa phápluật trong nước và điều ước quốc tế thì áp dụng điều ước quốc tế”. Ngoài ra còn được thể chế hóa trong nhiều quy định khác của pháp luật VN như: khoản 2 Điều 827 BLDS 2005, khoản 2 Điều 5 Luật cạnh tranh,…
Trên cơ sở đó, tại điểm a khoản 1 Điều 343 BLTTDS 2004 đã quy định: “Tòa án VN xem xét công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong trường hợp bản án, quyết định dân sự củ Tòa án nước mà VN và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này”. Nguyên tắc này đòi hỏi khi thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự cảu Tòa án nước ngoài, Tòa án VN cần phải tông trọng và ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế nếu giữa hai quốc gia đã điều ước quốc tế ghi nhận về vấn đề này.
* Tòa án Việt Nam chỉ tiến hành xem xét việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi được pháp luật VN quy định. Được ghi nhận tại Điều 356 BLTTDS VN.
* Nguyên tắc có đi có lại
Được hiểu là một nước sẽ áp dụng cho thể nhân hoặc pháp nhân một nước khác một chế độ pháp lý nhất định giống như chế độ pháp lý mà thể nhân hoặc pháp nhân của nước này được hưởng tại nước khác đó. Pháp luật VN quy định nguyên tắc có đi có lại tại khoản 3 Điều 343 BLTTDS 2004.
* Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại VN sau khi Tòa án VN công nhận và cho thi hành
* Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại VN và không có đơn yêu cầu công nhận thì đương nhiên được công nhận tại VN theo điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc gia nhập
* Tòa án VN chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận
* Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nươc ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại VN nếu việc công nhận và cho thi hành đó trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN và trật tự công cộng
* Nguyên tắc quyền miễn trừ quốc gia
Nguyên tắc này đã được thừa nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật hầu hết các nước. Đối với pháp luật VN thực định, hiện nay chưa có quy định chính thức nào về nội dung của quyền miễn trừ quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?