Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự
Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc yêu cầu giải quyết việc dân sự không mang tính chất tranh chấp như vụ án dân sự mà phần lớn là yêu cầu hay bác bỏ quyền lợi nào đó. Vì vậy chỉ tồn tại khái niệm người yêu cầu và người bị yêu cầu thay thế cho nguyên đơn và bị đơn trong vụ án dân sự.
Người yêu cầu là người chủ động đưa ra yêu cầu về việc giải quyết việc dân sự và khi tham gia hoạt động tố tụng dân sự họ được chủ động như nguyên đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng phạm vi yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu tòa án công nhậ hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ. Điều này đã góp phần bổ sung thêm cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi họ cảm thấy quyền và lợi ích của mình chưa đúng hoặc chưa đủ và mức độ chưa tới mức trở thành tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?