Xác nhận người có công với cách mạng trong trường hợp thất lạc toàn bộ giấy tờ lý lịch

Ông Nguyễn Hải An là con trai cụ Nguyễn Thị Hải. Năm 1943, cụ Hải là người đứng đầu Hội phụ nữ cứu quốc của xã A. Sau năm 1954, cụ Hải chuyển sang công tác tại tỉnh Hội phụ nữ của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, do thất lạc giấy tờ nên cụ Hải vẫn chưa được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa. Năm 1980, cụ Hải ốm nặng và qua đời. Cho đến tháng 02/2006, sau khi đọc một bài báo viết về phong trào hoạt động trước Cách mạng tháng Tám của tỉnh Lạng Sơn, trong đó có nhắc đến cụ Nguyễn Thị Hải, ông An đi tìm và liên hệ được với 02 cán bộ lão thành cách mạng cùng hoạt động với mẹ mình trước Cách mạng tháng Tám. Ông An đã đề nghị 2 người đó xác nhận để cụ Hải được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa. Sau đó, ông An nộp đơn đề nghị công nhận cụ Hải là cán bộ tiền khởi nghĩa lên UBND xã. Vậy, Chủ tịch UBND xã phải làm gì để giải quyết tình huống trên?

Thực tế cho thấy, cụ Nguyễn Thị Hải tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cụ lại bị thất lạc toàn bộ giấy tờ nên vẫn chưa được công nhận là cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa. Tuy nhiên, ông An vẫn có thể làm các thủ tục cần thiết đề nghị công nhận cụ Hải là cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa. Căn cứ vào quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP và Thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ, UBND xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm giải quyết việc này cho gia đình cụ Hải, cụ thể, UBND xã phải căn cứ vào các xác nhận để làm thủ tục công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa, đó là: căn cứ xác nhận của Tỉnh uỷ xác nhận cụ Hải hoạt động trong thời kỳ tiền khởi nghĩa; căn cứ Lý lịch đảng viên của cụ Hải; căn cứ xác nhận của 2 người cùng hoạt động thời kỳ tiền khởi nghĩa và được hội nghị lão thành cách mạng ở địa phương thừa nhận.

Trong trường hợp cụ Hải không còn Lý lịch đảng viên do bị thất lạc giấy tờ, UBND xã có thể hướng dẫn ông An bổ sung thêm vào hồ sơ “Xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ về thời gian hoạt động cách mạng của cụ Hải”. Khi đó, ông An có thể gửi bản khai đến Hội phụ nữ tỉnh Lạng Sơn đề nghị cơ quan này xác nhận thời gian hoạt động của cụ Hải trước Cách mạng tháng Tám.
Trình tự, thủ tục giải quyết như sau:

- Tổ chức hội nghị lão thành cách mạng của xã để xác nhận việc cụ Hải có tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945 (căn cứ vào các hồ sơ, giấy tờ đã có);

- Tổ chức họp báo cáo Hội đồng xác nhận người có công của xã để xem xét, kết luận;

- Niêm yết công khai biên bản đề nghị xác nhận người có công tại trụ sở UBND xã. Sau 15 ngày, nếu không có khiếu nại thì hoàn thành việc xem xét, làm thủ tục hồ sơ và gửi lên UBND huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện).

UBND huyện kiểm tra, lập thủ tục hồ sơ trình xét cấp giấy chứng nhận và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục công nhận.

Khoản 3, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP quy định:

“Người hy sinh hoặc bị thương từ ngày 30/9/2005 trở về trước do một trong những trường hợp quy định tại Điều 3, Điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP mà chưa được xác nhận là liệt sỹ hoặc thương binh thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi.

Tiếp tục xem xét và công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, thương binh, liệt sỹ, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày với những hồ sơ đã hoàn thiện trước ngày Nghị định số 54/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và kết thúc trước ngày 30/9/2006”.

Đối với những hồ sơ chưa hoàn thiện hoặc những hồ sơ lập mới thì thực hiện theo hướng dẫn mới.

Người có công với cách mạng
Hỏi đáp mới nhất về Người có công với cách mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 09/01/2025, mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng được nhà nước giao đất có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi của thân nhân người có công với cách mạng là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe người có công là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức quà tặng ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2024 cho người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận thông tin nơi liệt sĩ hy sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh được hưởng chất độc màu da cam năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người có công với cách mạng
Thư Viện Pháp Luật
677 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người có công với cách mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người có công với cách mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào