Khi người dân phản đối việc xây dựng nhà máy xi - măng lò đứng

Trên địa bàn thôn 3 thuộc xã X có 04 nhà máy sản xuất xi - măng lò đứng từ lâu nay đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng do lượng khói bụi thải vào không khí, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân mà lượng khói bụi quá lớn còn làm hỏng một số diện tích canh tác lúa nước của bà con xung quanh đó. Người dân trong xã, đặc biệt là người dân thôn 3 rất bất bình nhưng trong khi vấn đề ô nhiễm do bốn nhà máy sản xuất xi - măng đang tồn tại còn chưa giải quyết được thì dân trong thôn lại biết tin sắp có dự án xây dựng thêm một nhà máy sản xuất xi - măng nữa tại đây. Lo lắng về thông tin này, người dân trong thôn đã có văn bản kiến nghị gửi UBND xã phản đối chủ trương tiếp tục xây dựng nhà máy xi - măng, đồng thời yêu cầu phải có biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí đang ảnh hưởng nặng nề tới đời sống sinh hoạt của bà con. Yêu cầu này của người dân cần được giải quyết như thế nào?

Bốn nhà máy sản xuất xi - măng đang hoạt động tại thôn 3 đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng tại khu vực này, nên lo ngại của người dân khi biết có dự án xây dựng thêm một nhà máy sản xuất xi - măng nữa ở nơi đây là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở thực tế. Trong trường hợp này, UBND cấp xã cần đại diện cho lợi ích của nhân dân địa phương để phát biểu quan điểm chính thức về vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng quá nhiều nhà máy xi - măng tại địa bàn xã, cụ thể như sau:

- Trước hết, UBND cấp xã có văn bản báo cáo về tình trạng ô nhiễm không khí tại địa phương, phân tích rõ các ảnh hưởng nghiêm trọng của khí thải, khói bụi đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương. Đồng thời nêu quan điểm chính thức của UBND xã về chủ trương đầu tư tiếp tục xây dựng nhà máy xi - măng mới, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra, đánh giá chính xác tác động môi trường khi thẩm định dự án đầu tư.

Cùng với báo cáo, UBND gửi kèm bản kiến nghị của nhân dân thôn 3 về việc bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 6 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường 2005: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức việc thẩm định...; cơ quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra kết luận, quyết định. 

- Đồng thời, UBND xã cũng cần có văn bản gửi chủ dự án nêu rõ về hiện trạng môi trường của địa phương, kiến nghị của người dân và tuỳ theo tình hình thực tế có thể đưa ra ý kiến không tán thành việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi - măng ở địa phương.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2005, chủ dự án sẽ phải đưa ý kiến này của UBND cấp xã vào nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường vì theo quy định tại khoản 8 Điều 20, thì ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
209 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào