UBND xã phải làm gì khi doanh nghiệp sản xuất cơ khí trên địa bàn gây ô nhiễm không khí?
Về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong quản lý khí thải: Theo quy định tại Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì một trong những biện pháp mà cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện để bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của mình là biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. Việc Công ty T&T để khói bụi là khí thải của hoạt động đúc và sơn công nghiệp xả vào không khí gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Tuy nhiên, để xác định mức độ vi phạm của Công ty T&T để từ đó có biện pháp giải quyết triệt để, vừa đảm bảo môi trường sống cho nhân dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần xác định mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường trong khí thải của Công ty T&T.
UBND xã cần lưu ý là đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, để được cấp phép đầu tư, triển khai hoạt động sản xuất thì hồ sơ của doanh nghiệp phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, để xác định xem doanh nghiệp có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường hay không, hoặc nếu có vi phạm thì ở mức độ nào, cần có sự điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm và mức độ ô nhiễm của cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường. Nội dung điều tra về ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2005 gồm:
- Phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm;
- Mức độ ô nhiễm;
- Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
- Các công việc cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
- Các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2005, thì với trường hợp ô nhiễm môi trường phát sinh trên địa bàn một tỉnh, thì cơ quan có trách nhiệm điều tra, xác định ô nhiễm môi trường là UBND cấp tỉnh.
Trách nhiệm của UBND xã trong việc giải quyết vụ việc: Trong vụ việc này, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty T&T có biểu hiện gây ô nhiễm môi trường. Hành vi vi phạm quy định về xả khí thải, khói bụi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2010 Tuy nhiên, để có cơ sở áp dụng biện pháp xử phạt và yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp khắc phục sự cố môi trường phù hợp thì cần xác định được lưu lượng khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Đây là vấn đề vượt quá năng lực chuyên môn của UBND cấp xã. Do đó, trong trường hợp này, UBND xã cần báo cáo UBND cấp huyện để tổ chức việc điều tra, xác định ô nhiễm môi trường, làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử lý cũng như các biện pháp cần áp dụng để khắc phục ô nhiễm môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?