Quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc và thời giờ làm thêm của người lao động trong các doanh nghiệp

Tôi làm việc tại siêu thị X, tôi muốn hỏi về thời gian làm việc mà công ty quy định như sau: Trong tuần có 4 ngày làm ca, từ 7h30; 15h hoặc 14h30; 21h (giờ mùa đông, được nghỉ 30 phút để ăn cơm) là khoảng 26 giờ. Một ngày làm cả ngày từ 7h30; 21h (được ăn + nghỉ 2 giờ) = 11,5 giờ. Hai ngày làm cả ngày từ 7h30; 22h (thứ 7, chủ nhật, được ăn + nghỉ 2 giờ) = 25 giờ. Vậy trong 1 tuần tôi đã làm việc 62,5 giờ không kể thời gian nghỉ; một tháng làm 30 ngày là 264 giờ. Như vậy siêu thị X có vi phạm luật lao động không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người sử dụng lao động có quyền quy định về thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần phù hợp với các điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong Nội quy lao động hoặc trong Thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, quy định về thời giờ làm việc phải tuân  thủ các quy định của pháp luật tại Điều 104 và Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2012.

Theo như bạn trình bày, trong tuần có 4 ngày làm ca, từ 7h30 - 15h hoặc 14h30 - 21h (giờ mùa đông, được nghỉ 30 phút để ăn cơm) là khoảng 26 giờ, tức là vào khoảng 07 giờ/ ngày. Một ngày làm từ 7h30 - 21h (được ăn + nghỉ 2 giờ) = 11,5 giờ.  Và 2 ngày làm từ 7h30 - 22h (thứ 7, chủ nhật, được ăn + nghỉ 2 giờ) = 25 giờ, tức là riêng thứ 7, Chủ nhật bạn phải làm khoảng 12,5 giờ/ ngày. Tuy nhiên, bạn không cung cấp thông tin công ty bạn quy định thời giờ làm việc theo ngày hay theo giờ nên chúng tôi chỉ có thể trả lời như sau:

Căn cứ vào quy định “trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày” thì nếu siêu thị nơi bạn đang làm quy định thời giờ làm việc theo tuần thì công ty bạn đã vi phạm luật lao động vào hai ngày thứ 7 và Chủ nhật. Cụ thể, siêu thị của bạn đã yêu cầu nhân viên làm việc vượt 0.5 giờ so với quy định của Bộ luật Lao động.

Ngoài ra, theo như bạn trình bày, siêu thị của bạn làm việc 62,5 giờ/ tuần (vượt 14,5 giờ/ tuần so với quy định thời giờ làm việc bình thường không quá 48 giờ/ tuần). Như vậy, với  một tháng gồm 4 tuần thì tổng thời giờ làm thêm của người lao động trong siêu thị của bạn là 58 giờ/ tháng vi phạm quy định về việc bảo đảm số giờ làm thêm không được quá 30 giờ/ tháng.

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại doanh nghiệp nào được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách có nội dung xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng mượn máy móc, thiết bị mới nhất năm 2024 áp dụng cho mọi doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 02 cách tra cứu thông tin doanh nghiệp năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở hữu chéo là gì? Quy định về sở hữu chéo trong doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có người lao động là thương binh 02 năm đầu được giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì sang năm thứ 3 có được giảm thuế tiếp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu danh sách Doanh nghiệp rủi ro cao về thuế nhanh nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan, thuế trong 02 năm liên tục có được áp dụng chế độ ưu tiên trong hải quan không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
263 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào